202 Lê Lai, Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
info@seomentors.vn
0965262769

E-E-A-T là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của nó đối với SEO

" alt="" />

E-E-A-T là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của nó đối với SEO

By Nguyễn Lanh
Tạo ngày
Cập nhật ngày

Chắc hẳn đa số các bạn đều đã biết về E-A-T – yếu tố quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng trang web. Vào tháng 12 năm 2022, Google đã thêm một chữ “E – Experience” vào trước nó và trở thành E-E-A-T. Vậy E-E-A-T là gì? 

Hãy theo dõi phần tiếp theo dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về E-E-A-T . Ý nghĩa của nó là gì, tại sao nó lại quan trọng đối với SEO và các cách cải thiện để đáp ứng tiêu chuẩn E-E-A-T trong SEO mang lại hiệu quả.

E-E-A-T là gì? 

google eeat

EEAT – 4 tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung của Google

E-E-A-T là viết tắt của:

  • E- Experience (Trải nghiệm): Đây là yếu tố mới được Google thêm vào gần đây. Nó đề cập đến sự trải nghiệm trực tiếp về một chủ đề nào đó của người tạo ra nội dung. Từ đó, thông tin được cung cấp mang tính chia sẻ kinh nghiệm thông qua những kinh nghiệm thực tế. Nếu chứng minh được tính trải nghiệm, nội dung website của bạn sẽ có sự tin tưởng cao từ người dùng.
  • E- Expertise (Chuyên môn): Đây là khả năng của người tạo ra nội dung để cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về một chủ đề cụ thể. Nếu trang web của bạn liên quan đến một chuyên môn cụ thể, bạn cần chứng minh rằng bạn có kiến thức cần thiết để đảm bảo rằng bạn là một người chuyên gia trong lĩnh vực đó.
  • A- Authoritativeness (Thẩm quyền): Đây là khả năng của trang web của bạn để cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy. Nếu trang web của bạn liên quan đến các chủ đề quan trọng như y tế, tài chính, hoặc luật pháp, Google sẽ đặc biệt chú ý đến độ tin cậy của nội dung và người tạo nội dung.
  • T- Trustworthness (Độ tin cây): Đây là độ tin cậy của trang web của bạn. Nếu trang web của bạn có đủ uy tín, các nhà xuất bản và tác giả khác sẽ thường liên kết đến nó. Điều này cho thấy rằng trang web của bạn có giá trị đối với người đọc và là nguồn thông tin đáng tin cậy.

E-E-A-T là 4 yếu tố quan trọng trong SEO, được Google đề cập để hướng dẫn về các tiêu chuẩn chất lượng trang web trong các bài viết cho các nhà quản trị trang web hay SEOer (đã thay thế E-A-T trước đó). Google dùng E-E-A-T để đánh giá chất lượng và xếp hạng một trang hay tổng thể website trên kết quả tìm kiếm (SERPs).

E-A-T thì chắc hẳn các bạn đều hiểu rõ nó là gì, ở đây tôi sẽ nói thêm về yếu tố E mới. Như đã nói ở trên, E- Experience (Trải nghiệm) nghĩa là trải nghiệm sống, trải nghiệm trực tiếp hoặc kinh nghiệm thực tế của người tạo ra nội dung về chủ đề mà họ đang viết. Để dễ hình dung hơn hãy xem các ví dụ sau:

  • Đánh giá sản phẩm (Review) – tác giả phải thực sự sử dụng sản phẩm.
  • Hướng dẫn công thức nấu ăn – tác giả phải thực sự làm món ăn.
  • Hướng dẫn về đường đi một nơi nào đó – tác giả phải thực sự đi đến đó.

Cũng như E-A-T, để được xếp hạng cao trong SERP của Google, bạn phải chứng minh E-E-A-T có trong chiến lược triển khai nội dung của mình.

E-E-A-T có ý nghĩa gì đối với SEO và tại sao nó quan trọng?

Độ tin cậy hay niềm tin có được bằng cách chứng minh kiến thức chuyên môn, trải nghiệm và tính thẩm quyền – Theo Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google

google eeat

Nội dung đạt chuẩn EEAT được Google đánh giá cao

Hãy nghĩ xem, chúng ta sẽ tin tưởng và muốn nhận thông tin từ những người có thẩm quyền, chuyên môn và trải nghiệm trực tiếp về một chủ đề liên quan đến thông tin mà chúng ta đang cần.

Ví dụ: Nếu bạn đang tìm hiểu hoặc cần tư vấn về vấn đề sức khỏe, thì chắc hẳn bạn sẽ có sự tin tưởng về những nội dung hay nhận thông tin từ các chuyên gia y tế, chuyên gia sức khỏe hay bác sỹ.

Hoặc bạn đang cần tìm hiểu đánh giá về một bộ phim mà bạn chưa xem vừa mới ra mắt, thì phần thông tin đánh giá của một người có kỹ năng review phim và đã xem qua rồi, chắc chắn bạn sẽ tin cậy thông tin của người đó hơn. Hoặc review điện thoại cũng tương tự.

Vì vậy E-E-A-T sẽ là hợp lý hơn trong nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google thay vì chỉ E-A-T.

Google muốn cung cấp thông tin thật hữu ích và chính xác cho người dùng của mình, vì vậy để được xếp hạng cao trên SERPs và đưa trang web lên hàng đầu, bạn cần chứng minh E-E-A-T trong nội dung trên website của mình.

Vậy cụ thể chứng minh như thể nào? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Chứng minh E-E-A-T với Google

Các nhà quản trị web hay SEOer có trách nhiệm cao trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn E-E-A-T, tuy nhiên chính xác là làm thế nào để chứng minh E-E-A-T.

May mắn là hầu hết các quản trị viên trang web, SEOer và nhóm tiếp thị đều đã và đang làm những điều cần thiết để đạt E-E-A-T. Với nghiên cứu kéo dài ba năm và hơn 4.500 người tham gia, Stanford Persuasive Technology Lab đã biên soạn 10 hướng dẫn để xây dựng độ tin cậy của trang web. Các kết quả nghiên cứu bao gồm:

  • Cung cấp thông tin chính xác trên trang web của bạn cái mà có thể dễ dàng xác minh.
  • Cho thấy rằng có một tổ chức thực sự đứng đằng sau trang web của bạn.
  • Làm nổi bật kiến thức chuyên môn của tổ chức bạn trong nội dung và dịch vụ cung cấp.
  • Chứng minh rằng những người trung thực và đáng tin cậy đứng đằng sau trang web của bạn.
  • Dễ dàng liên lạc với bạn.
  • Thiết kế trang web của bạn chuyên nghiệp hoặc phù hợp với mục đích của bạn.
  • Trang web dễ sử dụng và hữu ích.
  • Cập nhật nội dung trang web của bạn thường xuyên và hiển thị rằng nó đã hoạt động gần đây.
  • Giới hạn sử dụng nội dung quảng cáo.
  • Tránh tất cả các lỗi, dù nhỏ nhất.

Nghiên cứu này nói lên rằng “hãy là một con người, quan tâm đến người dùng và trải nghiệm của họ trên trang web của bạn“.

Hãy xem xét từng phần nhỏ trong E-E-A-T dưới đây và xem xét SEO có thể bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc trên như thế nào.

E- Experience – Trải nghiệm

Hãy nghĩ về trải nghiệm sống – cụ thể là trải nghiệm trực tiếp về chủ đề bạn đang viết.

Trải nghiệm đặc biệt quan trọng trong thế giới kỹ thuật số đang ngày càng hướng tới AI.

AI không bao giờ có thể chứng minh trải nghiệm thực sự về bất cứ điều gì. Tốt nhất, nó có thể đưa ra các giả định về trải nghiệm của con người, nhưng nội dung mà nó tạo ra sẽ không phải là duy nhất.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Google đã công bố việc bổ sung “E- Trải nghiệm” trong nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của mình ngay sau khi ChatGPT được ra mắt.

Trải nghiệm là điểm khác biệt cốt lõi giữa nội dung do con người viết và nội dung do AI viết.

Bạn có thể thể hiện sự trải nghiệm của mình bằng cách chia sẻ thông tin của tác giả, cá nhân, một nhóm tác hay những người đứng sau trang web của bạn. Điều này phù hợp với các nguyên tắc về độ tin cậy trong báo cáo nghiên cứu của Stanford Persuasive Technology Lab ở trên: 

  • Cho thấy rằng có một tổ chức thực sự đứng đằng sau trang web của bạn.
  • Làm nổi bật kiến thức chuyên môn của tổ chức bạn trong nội dung và dịch vụ cung cấp.
  • Chứng minh rằng những người trung thực và đáng tin cậy đứng đằng sau trang web của bạn.

Đạt được điều này không phải là phức tạp. Hãy xem xét trang Về tôi đã được cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo để chia sẻ thông tin xác thực về trình độ của nhóm của bạn.

E- Expertise – Chuyên môn

Chuyên môn liên quan đến mức độ kiến ​​thức được thể hiện trong bài viết của bạn hoặc của người viết ra nội dung trên trang web của bạn.

Các hướng dẫn đánh giá của Google cho thấy rằng kiến ​​thức chuyên môn hoặc tính xác thực của tác giả về một chủ đề sẽ được tính đáng kể vào việc thể hiện kiến ​​thức chuyên môn.

Tuy nhiên vẫn có một số bằng chứng cho thấy rằng thẩm quyền của tác giả với tư cách là một cá nhân không quan trọng đối với E-E-A-T.

Hãy xem bài viết WordStream này. Tác giả không rõ, nhưng Google đưa bài viết “không xác định” này lên vị trí hàng đầu trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm (SERPs) với một đoạn trích nổi bật được tìm kiếm.

hình ảnh bài viết có tác giả không xác định của wordstream

Hình ảnh minh họa về “ thẩm quyền của tác giả với tư cách là một cá nhân không quan trọng đối với E-E-A-T”

Bạn có thể nghĩ rằng Google đánh giá bài viết này là bài viết tốt nhất để xếp hạng và nó có thể nhận được nhiều lượt truy cập.

Mặc dù thẩm quyền của tác giả dường như không ảnh hưởng đến các nguyên tắc E-E-A-T của Google trong ví dụ trên, nhưng sẽ là vội vàng nếu đồng ý với quan điểm trên. Bởi vì WordStream có thể được coi là một trang web có độ uy tín cao trong chủ đề này.

Khi nội dung AI ngày càng phát triển và thuật toán của Google ngày càng tinh vi hơn, việc thể hiện kiến ​​thức chuyên môn của tác giả về một chủ đề không có hại gì.

Bên cạnh đó, kiến ​​thức chuyên môn sẽ tạo niềm tin cho người đọc nội dung của bạn, vì vậy hãy cân nhắc để thêm các ý sau:

  • Thêm thông tin tác giả bài viết
  • Một đoạn mô tả thông tin tác giả, bao gồm: Trình độ chuyên môn, bằng cấp, chứng chỉ,… hoặc các liên kết đến trang các nhân mạng xã hội của tác giả.
  • Một Person schema với các thuộc tính liên quan về chứng chỉ, bằng cấp hoặc nghề nghiệp.

Xây dựng niềm tin với người dùng của bạn sẽ dẫn đến các tương tác tích cực và cho thuật toán biết rằng trang web của bạn đáng tin cậy và xếp hạng.

Hơn nữa, nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google rất rõ ràng về trải nghiệm đòi hỏi:

“Bạn muốn tin tưởng vào điều gì hơn: Lời khuyên đi dây điện trong nhà từ một thợ điện lành nghề hay từ một người đam mê đồ cổ nhưng không biết gì về hệ thống dây điện.”

Trong trường hợp của bài viết WordStream, có thể bản thân trang web đó đã có đủ thẩm quyền về chủ đề Google E-A-T để nó có thể xếp hạng cao với một người viết không xác định.

A – Authoritativeness – Tính thẩm quyền

Tính có thẩm quyền xem xét mức độ mà người sáng tạo ra nội dung. Tính thẩm quyền có thể được thể hiện theo ba cách cốt lõi:

  • Thiết lập một cấu trúc nội dung mạnh mẽ bao gồm tất cả các khía cạnh của một chủ đề cụ thể.
  • Kiếm backlinks từ các trang web có thẩm quyền khác.
  • Xây dựng hồ sơ hoặc thương hiệu cá nhân với tư cách là chuyên gia trong một chủ đề cụ thể.

Thẩm quyền, chuyên môn và trải nghiệm luôn đi chung nhau. Bạn không thể là người có thẩm quyền về một chủ đề nếu không có trải nghiệm trực tiếp và kiến ​​thức chuyên môn về chủ đề đó, và ngược lại.

Xây dựng nội dung và thẩm quyền chủ đề

Xây dựng thẩm quyền theo chủ đề có ý nghĩa đáp ứng tiêu chuẩn E-E-A-T và áp dụng trong thế giới thực.

Hãy suy nghĩ về nó theo cách này: 

  • Nếu bạn đang thuê một tư vấn về SEO, họ có thể cho bạn biết về các từ khóa, bạn có thể coi họ là người có thẩm quyền.
  • Nếu cùng một tư vấn SEO đó có thể cho bạn biết về từ khóa, backlinks và kỹ thuật SEO một cách tự tin, thì họ sẽ có thẩm quyền hơn nữa.
  • Nếu người SEO đó có thể làm tất cả những điều trên và chứng minh chuyên môn của họ thông qua các dự án thực tế (sự trải nghiệm) và liên kết với các hình thức tiếp thị khác, thì họ sẽ có thẩm quyền rất cao.

Bạn có thể tin tưởng và thuê người có nhiều thẩm quyền nhất.

Về E-E-A-T, bạn có thể chứng minh tính có thẩm quyền bằng một chiến lược nội dung vững chắc.

Chiến lược nội dung của bạn nên xem xét mọi thứ mà người mua/khách truy cập trang web tiềm năng của bạn sẽ muốn biết. Phát triển và ghi lại một chiến lược để đưa ra câu trả lời theo cách thể hiện E-E-A-T trong mỗi bài viết.

Càng nhiều nội dung chất lượng cao được Google lập chỉ mục thành công, trang web của bạn càng trở nên có thẩm quyền hơn về một chủ đề cụ thể.

Một lần nữa, ý tưởng sản xuất nội dung thực sự hữu ích hỗ trợ các nguyên tắc về độ tin cậy trong báo cáo nghiên cứu của Standford:

  • Cung cấp thông tin chính xác trên trang web của bạn cái mà có thể dễ dàng xác minh.
  • Thiết kế trang web của bạn chuyên nghiệp hoặc phù hợp với mục đích của bạn.
  • Làm cho trang web của bạn dễ sử dụng – và hữu ích.
  • Cập nhật nội dung trang web của bạn thường xuyên và hiển thị rằng nó đã hoạt động gần đây.
  • Giới hạn sử dụng nội dung quảng cáo.
  • Tránh tất cả các lỗi, dù nhỏ nhất.

Nội dung hữu ích hỗ trợ người dùng trong suốt hành trình của họ, sẽ tự nhiên đạt được tất cả các mục này.

Liên kết ngược từ các trang web có thẩm quyền

Mặc dù chúng có ít hiệu quả hơn trước đây, nhưng các liên kết ngược vẫn là một chỉ số của một trang web có thẩm quyền. Nếu ai đó liên kết đến trang web của bạn, tham khảo thông tin bạn đã xuất bản, đây là dấu hiệu cho thấy trang của bạn có thể tin cậy được.

Kiếm được các liên kết ngược từ các trang web có thẩm quyền khác cũng sẽ chỉ ra rằng trang web của bạn đáng tin cậy. Điều quan trọng cần lưu ý là thẩm quyền ở đây đề cập đến thẩm quyền về chủ đề liên quan, chuyên môn và kinh nghiệm nhiều hơn, chứ không phải thẩm quyền miền (Domain Authority).

Ví dụ: Google công nhận Search Engine Land là cơ quan có thẩm quyền về SEO. Khi tìm kiếm từ khóa “seo publications – các ấn phẩm SEO” Search Engine Land được xếp hạng trên trang 1, ở cuối SERPs, Google liên kết Search Engine Land với tư cách là một blog SEO hàng đầu.

search engine land có tính thẩm quyền cao trong SEO

Hình ảnh Search Engine Land được Google đánh giá là có thẩm quyền cao trong SEO

Là một trang web đáng tin cậy, một liên kết từ Search Engine Land trỏ đến bất kỳ một bài viết nào liên quan đến SEO đều có hiệu quả khá cao.

Google biết rằng họ có thể tin tưởng Search Engine Land khi nói đến SEO, vì vậy nếu có một liên kết ngoài tới một trang web có liên quan (chẳng hạn như một nghiên cứu về SEO), nó sẽ thêm một số dấu hiệu cho thấy trang web được liên kết cũng có thể được tin cậy.

Xây dựng hồ sơ hoặc thương hiệu cá nhân

Nếu bạn có thể cho Google biết bạn là ai và bạn làm gì, thì bạn có thể thiết lập thẩm quyền và kiến ​​thức chuyên môn về một chủ đề cụ thể.

Ví dụ: Sara Taher, một nhà tư vấn SEO và diễn giả, đạt được điều này rất thành công. Bảng kiến ​​​​thức trên Google của Taher nói rõ rằng cô ấy là “nhà tư vấn SEO người Canada”.

bang tri thuc tac gia sara taher

Hình ảnh bảng tri thức của Sara Taher trên Google

Bảng tri thức này có các liên kết xã hội của cô ấy và chia sẻ chi tiết về các tác phẩm do cô ấy viết.

T-Trustworthness – Độ tin cậy

Khi đã hiểu về E-E và A trước đó, chúng ta dễ dàng thấy rằng độ tin cậy được phát triển bằng cách thể hiện trải nghiệm, kiến ​​thức chuyên môn và thẩm quyền.

Xây dựng E-E-A-T là một quá trình lâu dài. Hãy chú ý đến những yếu tố quan trọng này khi tạo chiến lược nội dung để công việc SEO có thể hoạt động hiệu quả hơn.

Các cấp độ E-E-A-T

Một số trang được đánh giá có E-E-A-T cao hơn các trang khác, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mục tiêu của các trang web là xây dựng E-E-A-T đến mức tối đa, nhưng điều này cần một quá trình phát triển dài hạn – thường là nhiều năm.

Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng về việc trang web của mình có E-E-A-T thấp hay không nếu bạn đưa ra nội dung chất lượng và hữu ích cho người dùng. Một trang web có E-E-A-T thấp sẽ không đạt được sự tín nhiệm của người dùng và sẽ rất khó để đạt được E-E-A-T cao.

Vì vậy, để xây dựng E-E-A-T cao, các chủ sở hữu trang web nên tập trung vào việc cung cấp kiến thức chất lượng và xây dựng các cụm chủ đề phù hợp với nhu cầu của người dùng.

E-E-A-T thấp nhất 

Các trang có E-E-A-T thấp nhất có thể trông giống như spam trong mắt người xem. 

Các trang có các đặc điểm sau sẽ được coi là có E-E-A-T thấp nhất và không đáng tin cậy:

  • Thông tin không đầy đủ về trang web hoặc người tạo nội dung.
  • Mục đích lừa đảo, thiết kế trang lừa đảo hoặc có ý định lừa đảo.
  • Cố tình cản trở hoặc che khuất MC.
  • Đặc điểm của lừa đảo, tải xuống độc hại hoặc hành vi gây hại khác.
  • Bất kỳ trang web nào được thiết kế để lôi kéo mọi người thực hiện các hành động có lợi cho trang web hoặc tổ chức khác trong khi gây hại cho bản thân hoặc người khác.

Thiếu E-E-A-T 

Theo hướng dẫn của người đánh giá, một trang web có thể bị thiếu E-E-A-T về một chủ đề mặc dù nó có danh tiếng tích cực ở những nơi khác. Điều này cho thấy tính liên quan của website và chủ đề là rất quan trọng.

Ví dụ: Nếu một trang web nấu ăn chia sẻ một tài liệu tải xuống hợp đồng thuế, điều đó sẽ không hợp lý. Nếu tính liên quan về chủ đề thấp, thì không còn quan trọng rằng nội dung nấu ăn có thể đáng tin cậy.

Những trang web chất lượng kém thường thiếu mức độ E-E-A-T phù hợp cho chủ đề hoặc mục đích của trang web. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Người tạo nội dung thiếu kinh nghiệm đầy đủ (ví dụ: một đánh giá nhà hàng được viết bởi một người chưa bao giờ ăn tại nhà hàng đó).
  • Người tạo nội dung thiếu chuyên môn đầy đủ (ví dụ: một bài viết về cách sửa xe máy được viết bởi một người không có chuyên môn về sửa chữa xe máy).
  • Trang web hoặc người tạo nội dung không phải là nguồn uy tín hoặc đáng tin cậy cho chủ đề của trang (ví dụ: tải xuống các biểu mẫu thuế được cung cấp trên một trang web nấu ăn).
  • Websites không đáng tin cậy cho mục đích của nó (ví dụ: một trang mua sắm với thông tin dịch vụ khách hàng tối thiểu).

Mức E-E-A-T Cao

Các trang web có mức E-E-A-T cao sẽ đạt được và thể hiện được sự trải nghiệm, kiến ​​thức chuyên môn, tính thẩm quyền và sự tin cậy.

Google mô tả các trang web E-E-A-T cao là trang web tin tức (như báo chí) hoặc chính phủ nhưng cũng có các video có liên quan cao, trang web doanh nghiệp nhỏ và bài đăng trên blog.

Đừng thất vọng về việc đạt được mức E-E-A-T cao hay không. Mỗi trang web đều có cơ hội!

Mức E-E-A-T rất cao

Các trang web thể hiện mức E-E-A-T cao nhất sẽ trông đẹp mắt đối với người dùng.

Các trang E-E-A-T cao sẽ đáp ứng mục đích tìm kiếm và sẽ là nơi có các bài viết chất lượng cao, được viết tốt với bằng chứng về kiến ​​thức và chuyên môn, trải nghiệm và thẩm quyền.

Các cánh tối ưu để đạt E-E-A-T cao trong SEO

Các tiêu chí E-E-A-T mang lại rất nhiều giá trị cho SEO, vì vậy cải thiện để đạt E-E-A-T cao là điều rất cần thiết. Nhưng nếu bạn vẫn chưa hình dung được sẽ làm như thế nào thì đây là một số cách:

Kỹ thuật

Giữ cho trang web của bạn gọn gàng và duy trì nền tảng kỹ thuật SEO, như:

  • Giảm lỗi 404 dẫn đến trải nghiệm người dùng kém.
  • Giảm tốc độ thu thập dữ liệu để Googlebot có thể tìm thấy tất cả thông tin hữu ích trên trang web của bạn và không trùng lặp hoặc thiếu các trang và chuyển hướng theo chuỗi.
  • Thêm văn bản thay thế (alt text) vào hình ảnh của bạn để tất cả người dùng đều có trải nghiệm tích cực.

Hãy cho người dùng biết trình độ chuyên môn của người tạo ra nội dung

Chữ “E” mới xuất hiện là có lý do chính đáng của nó, vì vậy hãy thể hiện sự trải nghiệm.

Như đã đề cập, hãy xem xét tất cả các điểm từ trong thế giới thực. Khách hàng của bạn cần thấy gì để họ cảm thấy có thể tin tưởng nội dung trên trang web của bạn?

Ví dụ: Nếu tôi đang thuê một luật sư, tôi muốn biết họ là ai, chuyên môn của họ là gì và bằng cấp của họ là gì. 

Vì vậy hãy thêm các thông tin này trên trang web của bạn trên các trang mô tả như Trang giới thiệu. Và có thể là tốt nhất nếu bạn cho người dùng biết thông tin về những cá nhân, đội ngũ, những người đứng sau websites.  

Liên kết đến các trang có thẩm quyền cao

Bạn sẽ không biết mọi thứ nếu không nghiên cứu và học hỏi từ các nguồn đáng tin cậy khác, đúng chứ?

Đừng ngại liên kết đến các trang web đã giúp bạn phát triển nội dung của mình, đặc biệt là trong bài báo/viết blog.

Liên kết đến các nguồn đáng tin cậy cho thấy bạn đã thực hiện nghiên cứu của mình, cho phép người dùng của bạn đọc nội dung liên quan (đừng lo lắng, họ sẽ quay lại!). Google cũng có thể xác minh thông tin bạn đang chia sẻ.

Đăng tải hoặc cập nhật nội dung thường xuyên

Thêm nội dung mới thường xuyên có thể giữ sự cạnh tranh cho trang web của bạn. Điều này cung cấp cho bạn một số thứ để chia sẻ với đối tượng người dùng mục tiêu của bạn và cho Google thấy rằng bạn vẫn đang hoạt động và đang kinh doanh.

Đừng quên cập nhật nội dung hiện có. Một số truy vấn yêu cầu cập nhật chẳng hạn như tin nóng, phát hành sản phẩm hoặc sự kiện diễn ra thường xuyên (chương trình truyền hình, Thế vận hội, sự kiện thể thao, v.v.).

Vào đầu năm mới, một trò đùa lan truyền trong cộng đồng SEO rằng chúng tôi cần cập nhật blog của mình từ “Giày khiêu vũ tốt nhất để mua vào năm 2022” thành “Giày khiêu vũ tốt nhất để mua vào năm 2023”.

Tôi không nghĩ rằng việc cập nhật này sẽ vượt qua các bài kiểm tra E-E-A-T vì Google chắc chắn sẽ trở nên thông minh hơn. Thay vào đó, hãy dành thời gian của bạn để cập nhật nội dung đúng cách. Hãy tìm câu trả lời cho “Có gì thay đổi không?” hay “Mọi người cần biết thêm thông tin về gì nữa trong chủ đề này?”

Xây dựng cụm chủ đề – Topic clusters

Tầm quan trọng của các cụm chủ đề đã được đề cập rồi, nhưng điều quan trọng là phải thể hiện kiến ​​thức chuyên môn.

Bạn không thể chứng minh chuyên môn về chủ đề với một trang web duy nhất. (Có lẽ bạn có thể làm được nếu đó là nội dung cực kỳ dài. Nhưng tôi không tin rằng người dùng của bạn muốn đọc 60.000 từ trên một trang ).

Sử dụng các liên kết nội bộ – Internal links

Nếu bạn có các bài viết xoay quanh một chủ đề, hãy liên kết chúng lại với nhau.

Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì quá đặc biệt để xây dựng thẩm quyền thông qua các liên kết nội bộ.

Chỉ cần liên kết các phần nội dung có liên quan với nhau để nó hữu ích cho người dùng của bạn. Hãy nghĩ về các bài viết có chủ đề liên quan mà người dùng có thể muốn xem tiếp theo.

Đa dạng cách trình bày nội dung

Nội dung không chỉ là các từ trên một trang. Ngoài bài đăng blog điển hình, hãy cân nhắc tạo:

  • Hình ảnh, GIFs.
  • Video.
  • Podcast.
  • Sơ đồ, biểu đồ.
  • Các loại nội dung dạng ngắn hoặc dài khác.

Nếu video là cách tốt nhất để đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng, hãy sử dụng video đó để làm lợi thế cho bạn.

Nhận liên kết ngược từ trang Wikipedia

Wikipedia được biết đến là nơi có độ uy tín, tính thẩm quyền cao và quy trình nghiêm ngặt. Không dễ để có được một liên kết từ Wikipedia nên việc có một trang có thể giúp bạn xuất hiện có thẩm quyền hơn.

Nó cũng sẽ giúp các trang web kiếm được biểu đồ tri thức trong SERPs – một dấu hiệu rõ ràng rằng Google chú ý đến Wikipedia.

Thu hút các chuyên gia

Nếu bạn đang thêm nội dung vào trang web của mình, hãy chắc chắn rằng nó đã bao gồm các trích dẫn từ các chuyên gia, những người có kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến chủ đề nội dung của bạn.

Hơn nữa, một bài viết được viết bởi một người có chuyên môn liên quan đến chủ đề sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với một bài báo không có, hoặc không phải chuyên gia viết.

Một bài đăng trên blog có E-E-A-T cao về chủ đề “cách nuôi dạy con cái” được đánh dấu trong hướng dẫn của người đánh giá. Nó được viết bởi một tác giả được biết đến như một chuyên gia về chủ đề nuôi dạy con cái.

Khuyến khích người dùng đánh giá

Các đánh giá của người dùng là bằng chứng về chuyên môn. Nếu khách hàng của bạn hài lòng và Google có thể thấy điều này trong dữ liệu hoặc các thực thể liên quan đến trang web của bạn (như Hồ sơ doanh nghiệp trên Google), thì điều này chỉ có thể có lợi cho trang web của bạn.

Kết luận

Chúng ta không biết có cách nào để xác định một trang web có E-E-A-T cao hay không.

Mặc dù đây có thể là một khái niệm khá rộng, nhưng đây là một cách đơn giản và hiệu quả để đánh giá chất lượng nội dung.

Đối xử với người dùng web của bạn như khách hàng thực thụ, biết nhu cầu của họ và phục vụ họ.

Đối xử với trang web của bạn như nhà riêng hoặc như một cửa hàng truyền thống của bạn. Giữ cho nó gọn gàng và cập nhật, và bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi đạt được một số mức E-E-A-T kha khá.

Tất cả điều này đảm bảo bạn đang cung cấp giá trị và xây dựng độ tin cậy ở mọi bước.

Nguồn:

E-E-A-T Is the New E-A-T. What the New “E” Means for SEOAhref

An SEO guide to understanding E-E-A-T – SearchEngineLand

Từ những ngày thơ ấu, cuộc đời của Hải Trầm Hương đã trải qua những thách thức và khó khăn không hề nhỏ. Sinh ra vào ngày 28/04/1982 tại Khánh Hòa, tác giả đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn gia đình từ nhỏ. Dù vậy, những trải nghiệm gian truân đó lại đã là nguồn động viên để anh phát triển và trở thành người sở hữu một đam mê mãnh liệt với trầm hương.

Bình luận (0)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *